Chuyển giao một phần dịch vụ công do Nhà nước quản lý sang khu vực tư nhân là một giải pháp khác để nâng cao mức độ cũng như hiệu quả của các dịch vụ công trực tuyến được ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Bộ Thông tin và Truyền thông đề cập.
Đây cũng là một trong những giải pháp được đưa ra tại chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
“Hiện nay, đa số các cung cấp các dịch vụ công vẫn do cơ quan nhà nước triển khai. Tuy nhiên, trong định hướng cũng như trong thực tế, việc này đã có sự tham gia của các doanh nghiệp. Ví dụ như dịch vụ công trực tuyến; các dịch vụ bưu chính công ích: Giúp người dân nhận hồ sơ nhà, sau đó chuyển cơ quan nhà nước xử lý cũng như khi có kết quả thì chuyển đến nhà dân; một số dịch vụ thuế, hải quan,… Như vậy người dân, doanh nghiệp có thể là thông qua các doanh nghiệp để thực hiện thủ tục hành chính” - ông Nguyễn Phú Tuyến nhấn mạnh.
Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ nêu 3 tiêu chí mang tính giải pháp đột phá trong việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4.
Trước hết, phải lấy nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm, cải cách là dẫn dắt và công nghệ là công cụ hỗ trợ, tập trung phát triển những nền tảng dùng chung. Đó là cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, nền tảng thanh toán trực tuyến, hệ thống theo dõi, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. cung cấp dịch vụ công.
Thứ hai, cần khắc phục việc cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh do hai cơ quan phụ trách. Việc này sẽ phát sinh những chi phí đầu tư về nền tảng, sự đầu tư trùng lặp giữa hai hệ thống.
Thứ ba, phải thực hiện gắn số hóa với tái sử dụng kết quả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hình thành công chức điện tử; đồng thời cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng cá nhân, tổ chức không phải cung cấp lại hồ sơ, giấy tờ điện tử đã được số hóa, có giá trị pháp lý./.
Ý kiến bạn đọc